Chúng ta có thể phản ứng trước những tình huống khó khăn theo những phương thế làm đẹp lòng Thiên Chúa hay không? Đức Giáo Hoàng khẳng định là có, và tất cả là vấn đề thời gian. Thời gian để cho mình bị tràn ngập bởi những tâm tình của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha đã giải thích điều này khi phân tích các tình tiết trong trong bài đọc từ sách Công Vụ Tông Đồ. Các Tông đồ đã bị gọi ra trước Hội Đồng Công Tọa Do Thái, bị cáo buộc và vu khống nhiều điều vì các ngài đã rao giảng Tin Mừng, trình bày những điều mới mẻ về Thiên Chúa mà các thầy thông luật không muốn nghe.
Tuy nhiên, một trong những người Pharisêu, là ông Gamaliel đã có một thái độ cởi mở hơn. Ông đưa ra đề nghị là các Tông Đồ nên được phép tiếp tục rao giảng. Ông lý luận rằng nếu các giáo huấn của các Tông đồ “có nguồn gốc từ loài người, chúng sẽ tự hủy diệt”. Điều đó sẽ không xảy ra nếu các giáo huấn ấy đến từ Thiên Chúa . Hội Đồng Công Tọa chấp nhận đề nghị này.
Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng điều đó nghĩa là họ đã chọn để có thời gian. Họ không phản ứng theo những tình cảm hận thù bản năng. Và điều này là “phương dược” đúng đắn cho mỗi con người.
Hãy dành thời gian cho thời gian. Điều này rất hữu ích cho chúng ta một khi chúng ta có những suy nghĩ xấu xa về người khác, những tình cảm ác độc, khi chúng ta có cảm giác đố kỵ, hận thù. Chậm bất bình, chậm hành động sẽ giúp không cho những tình cảm và ý nghĩ xấu xa phát triển, và ngăn chặn chúng. Thời gian đặt mọi thứ trong sự hòa hợp, và làm cho chúng ta thấy mọi điều trong ánh sáng đúng đắn. Nhưng nếu anh chị em phản ứng ngay trong một lúc nóng giận, chắc chắn anh chị em sẽ không chính đáng. Anh chị em sẽ không công bằng. Và anh chị em sẽ làm tổn thương chính mình. Cần phải dành ra thời gian, thời gian trong khoảnh khắc của cơn cám dỗ.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng khi chúng ta nuôi giận trong lòng điều không thể tránh khỏi là sự bùng phát của giận dữ. “Nó sẽ nổ ra dưới hình thức những lời lăng mạ, và cả chiến tranh” Nhưng, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng “Với những suy nghĩ gian ác chống lại những người khác, chúng ta đang chiến đấu chống lại Thiên Chúa;” vì Thiên Chúa mong muốn chúng ta “yêu người khác, yêu hòa hợp, yêu lòng mến, yêu đối thoại, đồng hành cùng nhau.”
Đức Giáo Hoàng thừa nhận: “Nó thậm chí cũng xảy ra với tôi”. Khi chúng ta đối diện với một cái gì đó không được hài lòng, cảm giác đầu tiên không phải đến từ Thiên Chúa, luôn luôn đó là một điều xấu xa. Nhưng, chúng ta cần phải cho chúng ta thời gian và chúng ta phải tạo ra “không gian cho Chúa Thánh Thần” để “chúng ta có thể cư xử chính đáng, và chúng ta có thể đi đến hòa bình.” Hãy có những tâm tình như các tông đồ, là những người đã bị đánh đòn nhưng rời khỏi Hội Đồng Công Tọa “vui mừng” vì đã chịu “nhục vì danh Chúa Giêsu.”
Niềm tự hào được là người nổi bật hơn hết dẫn anh chị em đến ý muốn giết người khác; nhưng khiêm tốn, thậm chí sỉ nhục, làm anh chị em trở nên giống như Chúa Giêsu. Và đây là một điều chúng ta ít nghĩ đến. Trong thời điểm này khi rất nhiều anh chị em của chúng ta đang chịu tử đạo vì danh Chúa Giêsu, họ đang ở trong trạng thái này, trong thời điểm này họ có niềm vui của việc bị hạ nhục, và thậm chí tử vong, vì danh Chúa Giêsu. Để thoát khỏi niềm tự hào được là người trên hết, chỉ có con đường là mở trái tim ra cho lòng khiêm nhường, một sự khiêm nhường không bao giờ xảy đến mà không đi kèm với sự sỉ nhục. Đây là một điều chúng ta không tự nhiên hiểu được. Đó là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin.
Đó là ân sủng được “bắt chước Đức Kitô”. Điều này không chỉ là ân sủng đối với các vị tử đạo ngày nay là những người đang đưa ra những chứng tá cho sự bắt chước này, nhưng còn cho “nhiều người nam nữ đang chịu nhục mỗi ngày vì lợi ích của gia đình riêng của họ,” và những người “câm nín, không nói được, vì tình yêu của họ với Chúa Giêsu”.
Và niềm vui bị sỉ nhục này là sự thánh thiện của Giáo Hội, không phải vì sự sỉ nhục là đẹp đẽ, không, nhưng vì với sự sỉ nhục đó, anh chị em bắt chước Chúa Giêsu. Hai thái độ tôi muốn đề cập ở đây là hãy đóng tâm hồn mình lại trước những gì mang đến cho anh chị em hận thù, giận dữ, muốn giết những người khác; và thứ hai là mở lòng ra với đường lối của Chúa Giêsu là chấp nhận sự nhục mạ, thậm chí nhục mạ rất nghiêm trọng. Niềm vui nội tâm đó đưa anh chị em trở lại trên con đường đoan chính đã được Chúa Giêsu vạch ra.
Tuy nhiên, một trong những người Pharisêu, là ông Gamaliel đã có một thái độ cởi mở hơn. Ông đưa ra đề nghị là các Tông Đồ nên được phép tiếp tục rao giảng. Ông lý luận rằng nếu các giáo huấn của các Tông đồ “có nguồn gốc từ loài người, chúng sẽ tự hủy diệt”. Điều đó sẽ không xảy ra nếu các giáo huấn ấy đến từ Thiên Chúa . Hội Đồng Công Tọa chấp nhận đề nghị này.
Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng điều đó nghĩa là họ đã chọn để có thời gian. Họ không phản ứng theo những tình cảm hận thù bản năng. Và điều này là “phương dược” đúng đắn cho mỗi con người.
Hãy dành thời gian cho thời gian. Điều này rất hữu ích cho chúng ta một khi chúng ta có những suy nghĩ xấu xa về người khác, những tình cảm ác độc, khi chúng ta có cảm giác đố kỵ, hận thù. Chậm bất bình, chậm hành động sẽ giúp không cho những tình cảm và ý nghĩ xấu xa phát triển, và ngăn chặn chúng. Thời gian đặt mọi thứ trong sự hòa hợp, và làm cho chúng ta thấy mọi điều trong ánh sáng đúng đắn. Nhưng nếu anh chị em phản ứng ngay trong một lúc nóng giận, chắc chắn anh chị em sẽ không chính đáng. Anh chị em sẽ không công bằng. Và anh chị em sẽ làm tổn thương chính mình. Cần phải dành ra thời gian, thời gian trong khoảnh khắc của cơn cám dỗ.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng khi chúng ta nuôi giận trong lòng điều không thể tránh khỏi là sự bùng phát của giận dữ. “Nó sẽ nổ ra dưới hình thức những lời lăng mạ, và cả chiến tranh” Nhưng, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng “Với những suy nghĩ gian ác chống lại những người khác, chúng ta đang chiến đấu chống lại Thiên Chúa;” vì Thiên Chúa mong muốn chúng ta “yêu người khác, yêu hòa hợp, yêu lòng mến, yêu đối thoại, đồng hành cùng nhau.”
Đức Giáo Hoàng thừa nhận: “Nó thậm chí cũng xảy ra với tôi”. Khi chúng ta đối diện với một cái gì đó không được hài lòng, cảm giác đầu tiên không phải đến từ Thiên Chúa, luôn luôn đó là một điều xấu xa. Nhưng, chúng ta cần phải cho chúng ta thời gian và chúng ta phải tạo ra “không gian cho Chúa Thánh Thần” để “chúng ta có thể cư xử chính đáng, và chúng ta có thể đi đến hòa bình.” Hãy có những tâm tình như các tông đồ, là những người đã bị đánh đòn nhưng rời khỏi Hội Đồng Công Tọa “vui mừng” vì đã chịu “nhục vì danh Chúa Giêsu.”
Niềm tự hào được là người nổi bật hơn hết dẫn anh chị em đến ý muốn giết người khác; nhưng khiêm tốn, thậm chí sỉ nhục, làm anh chị em trở nên giống như Chúa Giêsu. Và đây là một điều chúng ta ít nghĩ đến. Trong thời điểm này khi rất nhiều anh chị em của chúng ta đang chịu tử đạo vì danh Chúa Giêsu, họ đang ở trong trạng thái này, trong thời điểm này họ có niềm vui của việc bị hạ nhục, và thậm chí tử vong, vì danh Chúa Giêsu. Để thoát khỏi niềm tự hào được là người trên hết, chỉ có con đường là mở trái tim ra cho lòng khiêm nhường, một sự khiêm nhường không bao giờ xảy đến mà không đi kèm với sự sỉ nhục. Đây là một điều chúng ta không tự nhiên hiểu được. Đó là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin.
Đó là ân sủng được “bắt chước Đức Kitô”. Điều này không chỉ là ân sủng đối với các vị tử đạo ngày nay là những người đang đưa ra những chứng tá cho sự bắt chước này, nhưng còn cho “nhiều người nam nữ đang chịu nhục mỗi ngày vì lợi ích của gia đình riêng của họ,” và những người “câm nín, không nói được, vì tình yêu của họ với Chúa Giêsu”.
Và niềm vui bị sỉ nhục này là sự thánh thiện của Giáo Hội, không phải vì sự sỉ nhục là đẹp đẽ, không, nhưng vì với sự sỉ nhục đó, anh chị em bắt chước Chúa Giêsu. Hai thái độ tôi muốn đề cập ở đây là hãy đóng tâm hồn mình lại trước những gì mang đến cho anh chị em hận thù, giận dữ, muốn giết những người khác; và thứ hai là mở lòng ra với đường lối của Chúa Giêsu là chấp nhận sự nhục mạ, thậm chí nhục mạ rất nghiêm trọng. Niềm vui nội tâm đó đưa anh chị em trở lại trên con đường đoan chính đã được Chúa Giêsu vạch ra.
Đặng Tự Do
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment